- Bề mặt tem nhãn biến dạng
- Lớp keo bong tróc
- Thông tin bị mờ nhạt làm gây ra khó đọc hoặc nhận diện bằng máy quét, và nhiều vấn đề khác.
Hóa chất ăn mòn: Thách thức lớn đối với tem nhãn công nghiệp
Trong môi trường công nghiệp và sản xuất, tem nhãn thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại hóa chất ăn mòn. Dưới đây là hướng dẫn phân loại hóa chất theo cấp độ, lưu ý rằng đây là những loại tiêu biểu, vui lòng liên hệ Ricoh đối với những hóa chất khác.
Hóa chất yếu | Nước lau kính | Nước |
Hóa chất trung tính | Cồn | Chất tẩy trắng |
Hóa chất mạnh | Xăng | Dầu máy |
Hóa chất cực mạnh | Xylene | Acetone |
(Theo Zebra – đối tác toàn cầu về thiết bị in ấn và nhận diện mã vạch cua Ricoh)
Theo đó, Acetone và Xylene là hai hóa chất điển hình trong môi trường khắc nghiệt và gây hại nghiêm trọng đối với tem nhãn thông thường.
- Acetone - một dung môi công nghiệp phổ biến, có khả năng hòa tan mực in thông thường, khiến thông tin trên tem nhãn nhanh chóng bị nhòe hoặc biến mất hoàn toàn
- Xylene - thành phần thường có trong sơn, vecni và dung dịch tẩy rửa công nghiệp, không chỉ tấn công làm mờ lớp mực in mà còn làm biến dạng bề mặt tem nhãn, gây ra tình trạng nhăn nhúm, co rút hoặc bong tróc.
Ngoài ra, các tác động khác như nhiệt độ cao, tiếp xúc với ánh sáng mạnh hoặc ma sát cường độ cao cũng có thể tác động hoặc cộng hưởng cho quá trình làm hư hại tem nhãn. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết, Ricoh sẽ tập trung vào yếu tố tắc động lớn nhất trong môi trường khắc nghiệt
Các phương pháp phổ biến hiện nay
Thẻ kim loại khắc chữ
Ưu điểm
- Độ bền cao, khả năng chống chịu tốt
- Tuổi thọ dài, lên đến hàng chục năm
Nhược điểm
- Chi phí sản xuất cao
- Khó cập nhật hoặc tùy chỉnh thông tin khi cần
- Không thích hợp cho ứng dụng yêu cầu mã vạch mảnh, nhỏ, độ phân giải cao

Nhãn viết tay
Ưu điểm
- Dễ dàng thực hiện, linh hoạt tùy chỉnh thông tin
- Không cần thiết bị đặc biệt, chi phí thấp
Nhược điểm
- Thông tin dễ bị mờ hoặc tẩy trôi khi tiếp xúc với hóa chất
- Thiếu tính chuyên nghiệp
- Khả năng truy xuất thông tin kém
- Không phù hợp với hệ thống quản lý tự động
- Tỷ lệ lỗi, sai sót do con người cao
Tem nhãn in nhiệt kèm tráng phủ lớp bảo vệ
Ưu điểm
- Đảm bảo thông tin in bền bỉ trong thời gian dài
- Tùy chỉnh thông tin linh hoạt theo nhu cầu
Nhược điểm
- Cần chuẩn bị nhiều loại nguyên liệu như: mực in, nhãn nền, lớp phủ bảo vệ
- Chi phí cao, thời gian chuẩn bị lâu, quy trình phức tạp
- Khó cập nhật hoặc tùy chỉnh thông tin khi cần
Tóm lại trong 3 phương pháp ghi nhãn được nêu, Phương pháp in nhiệt và phủ bảo vệ mang lại nhiều lợi thế cả về chi phí và vận hành. Tuy nhiên ghi nhãn bằng Phương pháp in nhiệt cũng gặp nhiều hạn chế đặc biệt khi ứng dụng trong môi trường khắc nghiệt sẽ được đề cập ở phần dưới đây
Rào cản khi sử dụng phương pháp in nhiệt trong môi trường khắc nghiệt
Chi phí phát sinh cho lớp bảo vệ
Vật liệu lớp bảo vệ: Loại thường dùng như film Polyester (PET), film Polypropylene (PP), Vinyl (PVC) Overlaminates, Fluoropolymers (PTFE, FEP) hoặc đặc biệt hơn như lớp phủ Epoxy hoặc phủ Ceramic hoặc phủ silicon
Phương pháp phủ lớp bảo vệ: Cần máy móc chuyên dụng để cán màn bảo vệ tem nhãn số lượng lớn hoặc mua sắm vật tư để phủ bảo vệ bằng Phương pháp thủ công
Độ bền vật liệu nhãn
Hư hỏng do tiếp xúc với hóa chất: Axit, kiềm, và dung môi hữu cơ có thể phá hủy cấu trúc phân tử của vật liệu nhãn, làm cho nhãn bị phân hủy hoặc mất khả năng liên kết.
Biến dạng do nhiệt độ cao: Khi tiếp xúc với nhiệt độ trên 80°C, nhãn thông thường có thể bị co rút, cong vênh hoặc thậm chí cháy sém, khiến thông tin trở nên không còn đọc được.
Khả năng chống chịu của mực in
Tương tác với dung môi công nghiệp: Dung môi như acetone, toluene, và xylene thường được sử dụng trong quy trình sản xuất có thể làm hòa tan lớp mực thông thường trong vòng vài phút tiếp xúc
Suy yếu độ bền do nhiệt: Môi trường khắc nghiệt tiềm ẩn nguy cơ tác động nhiệt thường xuyên. Chu trình nóng-lạnh liên tục gây ra sự giãn nở và co rút làm lớp mực bị nứt và bong tróc theo thời gian.
Vô hiệu hóa lớp Keo
Phản ứng với axit và kiềm: Môi trường có độ pH cao hoặc thấp có thể phá vỡ cấu trúc phân tử của keo, làm suy giảm độ bám dính. Nhiều ứng dụng phải dán thêm băng keo hoặc bắn đinh để hỗ trợ bám dính cho nhãn.
Biến đổi nhiệt độ: Nhiệt độ quá cao, quá thấp hoặc biên độ nhiệt lớn đều có tác động làm co rút cấu trúc nhãn qua đó gián tiếp làm hư hại lớp keo

Giải pháp từ Ricoh
Là chuyên gia trong lĩnh vực cung cấp giải pháp tem nhãn tại Việt Nam, Ricoh thường dựa trên môi trường hoạt động thực tế của tem nhãn để đề xuất Phương án.
Và đối với các ứng dụng trong môi trường khắc nghiệt, đặc biệt có sự xuất hiện của hóa chất cực mạnh Ricoh đưa ra giải pháp cho khách hàng là sử dụng ruy băng mực in Resin B110CU và tem nhãn tương ứng là RFR
Tại sao cặp đôi RFR và B110CU phù hợp với môi trường khắc nghiệt?
Khả năng chống hóa chất cực mạnh
Nhãn RFR-W được làm từ vật liệu PP & PET cao cấp với lớp phủ công nghệ cao được nghiên cứu và phát triển bởi Ricoh, giúp chống lại nhiều loại hóa chất ăn mòn. Khi kết hợp với ruy băng mực B110CU, bộ đôi này đã vượt qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt được thực hiện bởi Ricoh về khả năng chống hóa chất như:
- Hóa chất cực mạnh: Acetone, Xylene, IPA, Toluence, với 250 lần ma sát cùng dung dịch
- Các dung môi phổ biến khác: Dầu máy, nhớt, Ethanol, Thinner,.. với 250 lần ma sát
Hình ảnh thang đo ANSI dưới đây một lần nữa khẳng định lại khả năng chống hóa chất khi kết hợp Ruy băng mực Resin B110CR và nhãn RFR với tất cả các phép đo đều cho kết quả 5/5

Chất lượng in vượt trội
Ruy băng mực B110CU được thiết kế đặc biệt để tạo ra hình ảnh sắc nét với độ phân giải cao trên bề mặt nhãn RFR:

Khả năng chống các tác động vật lý khác
- Chịu được nhiệt độ cao lên đến 250°C
- Không bị ảnh hưởng khi ngâm trong nước liên tục trong 24 giờ
- Kháng tác động của đèn Xenon 650W/m²
- Chịu bôi bẩn 50 lần bằng bìa cứng nặng 1kg ở nhiệt độ 100°C
Nhiều sự lựa chọn nhãn nền
- RFR-W trắng, PP
- RFR-WP trắng, PET
- RFR-SP bạc, PET
Chứng chỉ quốc tế
Ruy băng mực Resin B110CU và nhãn RFR đã đạt được những chứng chỉ quan trọng, như:
- MSDS, RoHS, Halogen-Free.
- UL (Underwriters Laboratories): Chứng chỉ bắt buộc trong nhiều ngành công nghiệp nặng.
Khách hàng có thể tra cứu thông tin tại trang web của UL
Lợi ích khi sử dụng B110CU và RFR
Tiết kiệm chi phí: Với độ bền cao, bạn không cần thường xuyên thay thế tem nhãn bị hư hỏng, tiết kiệm đáng kể chi phí vật liệu.
In tem nhãn theo nhu cầu: Tận dụng được sự linh hoạt, sự bền bỉ và thông tin tùy chỉnh (kích thước, kiểu dáng, thông tin in sẵn) cùng một lúc sẽ là điểm mạnh khi được ứng dụng
Tận dụng nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính hãng và đáng tin cậỵ: Khách hàng đều có thể đặt hàng B110CU và nhãn RFR chính hãng tại Ricoh IMS Viêt Nam với thời gian chờ và chất lượng tối ưu nhất
Ứng dụng
Với mục tiêu ban đầu là tạo ra loại tem nhãn chuyên dụng cho môi trường khắc nghiệt, đặc biệt là khả năng chống lại hóa chất cực mạnh, tem nhãn được in bằng Resin B110CU và RFR phù hợp với các ứng dụng như:
Ngành y tế: Nhãn mẫu dịch tễ, nhãn chai lọ/dụng cụ thí nghiệm

Ngành hóa chất: Nhãn thùng hóa chất

Ngành thiết bị vận tải: Nhãn linh kiện, nhãn quản lý quy trình,

Vận tải: Kho ngoài trời, kho xăng dầu

Ngành điện tử: Nhãn mạch PCB, nhãn thiết bị

Có phải tem nhãn của bạn đang gặp vấn đề khi sử dụng trong môi trường khắc nghiệt?
Liên hệ ngay Ricoh để được tư vấn và nhận mẫu miễn phí nhé!
Recommended resources for you
.png)
Những điều cần biết về quản lý kho năm 2024
Xu hướng, Định nghĩa và Phương pháp quản lý kho chuẩn 2024

In nhiệt trực tiếp hay In truyền nhiệt nên chọn loại nào?
Bài viết này sẽ từng bước giải đáp từng thắc mắc của bạn về công nghệ in nhiệt
