ARTICLE

Mã vạch là gì? Ứng dụng của mã vạch với ngành công nghiệp

Tháng Ba 18, 2024
4 PHÚT ĐỌC
background_what_is_barcode_and_it_application
what is barcode & its application in various industries
Share


    Mã vạch ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, bạn có biết chính xác mã vạch là gì và đóng vai trò trong các ngành công nghiệp thế nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mã vạch, nguyên lý hoạt động, phân loại và ứng dụng trong các ngành công nghiệp.

    Mã vạch là gì?

    Khái niệm

    Theo GS1, Mã vạch là các ký hiệu có thể được quét điện tử bằng công nghệ laser hoặc hình ảnh. Chúng được sử dụng để mã hóa thông tin như số nhận dạng chính (tên sản phẩm, lô hàng, vị trí) và các thuộc tính chính (số sê-ri, số lô, ngày) thông qua cú pháp riêng.

    Mã vạch đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, cho phép các bên như nhà bán lẻ, nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và bệnh viện tự động xác định và theo dõi chủ thể khi chúng di chuyển qua chuỗi cung ứng.

    Mã vạch là gì?

    Nguyên lý hoạt động

    Trình tự mã hóa và giải mã của mã vạch có thể được mô tả qua những bước đơn giản như sau:

    • Các thông tin cần lưu trữ sẽ được mã hóa thành các họa tiết vạch ngang và dọc tạo thành mã vạch.
    • Khi cần truy xuất thông tin, thiết bị quét mã vạch sẽ đọc và giải mã lại thông tin từ mã vạch.
    • Thông tin được giải mã sẽ được truyền đến hệ thống máy tính để xử lý, lưu trữ hoặc hiển thị.

    Có một lưu ý rằng: Khi sử dụng mã vạch, cần đảm bảo tính tương phản giữa 2 thành phần sáng màu (trắng) và tối màu (đen) vì trong quá trình quét mã vạch, máy quét sẽ chiếu một chùm sáng vào mã vạch và nhận ánh sáng phản xạ về cho quá trình giải mã sau đó.

    Phân loại mã vạch 1D và 2D

    Mã vạch 1D

    Mã vạch 1D (hay còn gọi là mã vạch dạng sọc) chứa thông tin theo chiều ngang và được sử dụng phổ biến nhất. Đây là loại mã vạch truyền thống và đơn giản. Các dãy sọc màu đen và trắng trên mã vạch 1D biểu thị các con số và ký tự thông qua mã hóa. Mã vạch 1D thường được sử dụng để mã hóa thông tin như mã sản phẩm, giá cả, và các thông tin cơ bản khác.

    Các loại barcode 1D phổ biến bao gồm:

    • UPC (Universal Product Code): Được sử dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ trên toàn thế giới
    • EAN (European Article Numbering): Sử dụng phổ biến tại châu Âu và các nước khác trên thế giới.
    • Code 39: Một loại mã vạch dạng ASCII, hỗ trợ nhiều ký tự và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp.
    • Code 128: Một loại mã vạch dạng bảng mã, cho phép mã hóa nhiều ký tự và biểu đồ.
    • Codabar: Sử dụng phổ biến trong ngành vận chuyển và logistics.
    blog_barcode_application_barcode_1D_types

    Mã vạch 2D

    Mã vạch 2D (hay còn gọi là mã vạch dạng ma trận) chứa thông tin theo cả hai chiều ngang và dọc. Loại mã vạch này có dung lượng lưu trữ thông tin lớn hơn so với mã vạch 1D và được sử dụng ngày càng phổ biến. Mã vạch 2D thường chứa các hình vuông, chấm, và các mẫu hình khác để mã hóa thông tin.Các loại barcode 2D phổ biến nhất bao gồm:

    • Mã QR (Quick Response): Loại barcode 2D phổ biến nhất, chứa nhiều thông tin hơn barcode 1D. Mã QR thường được sử dụng trong quảng cáo, thanh toán di động, và theo dõi sản phẩm.
    • Mã Data Matrix: Loại barcode 2D được sử dụng trong ngành công nghiệp, chứa dung lượng lưu trữ cao và khả năng chống hư hỏng.
    • Aztec Code: một hệ thống mã vạch hai chiều được thiết kế để chứa dữ liệu một cách hiệu quả trong không gian nhỏ
    blog_barcode_application_barcode_2D_types

    So sánh giữa mã vạch 1D và 2D

    Bảng dưới đây sẽ so sánh sự tương quan giữa 2 loại mã vạch 1D và 2D:

     Tiêu chí Mã vạch 1D Mã vạch 2D
    Nguyên lýSử dụng các vạch ngangSử dụng các vạch ngang và dọc
    Lượng thông tinLưu trữ ít thông tin (~20 ký tự)Lưu trữ nhiều thông tin (hàng nghìn kí tự)
    Khả năng mã hóa
    Chỉ mã hóa số và một số ký tự
    Có thể mã hóa số, ký tự, hình ảnh và nhiều định dạng dữ liệu khác
    Tỉ lệ chấp nhận lỗi
    Thấp, dễ bị hỏng khi bị vấy bẩn hoặc hư hỏng
    Cao, có thể chịu được hư hỏng 30% mã vạch vẫn có thể đọc được
    Tốc độ quét
    Nhanh
    Chậm hơn
    Kích thước
    Nhỏ hơn
    Lớn hơn
    Ứng dụngSản phẩm bán lẻ, logistics, vận chuyển
    Logistics, Y tế, công nghiệp, điện tử, sản xuất, thương mại điện tử, công nghệ thông tin
    Ví dụ tiêu chuẩn
    UPC, EAN, Code 39, Code 128, Codabar
    QR Code, Data Matrix, Aztec Code

    Tóm lại, mã vạch 2D có nhiều ưu điểm hơn so với mã vạch 1D như khả năng lưu trữ thông tin lớn hơn, khả năng chịu lỗi tốt hơn và có thể mã hóa nhiều loại thông tin khác nhau. Tuy nhiên, mã vạch 1D vẫn được sử dụng rộng rãi do tốc độ quét nhanh và kích thước nhỏ gọn.

    Việc lựa chọn loại mã vạch phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu và ứng dụng cụ thể của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng kết hợp cả 2 loại mã vạch này để phù hợp với nhiều mục đích khác nhau.

    Quý khách có thể liên hệ Ricoh IMS Việt Nam để được tư vấn tổng thể giải pháp mã vạch nhanh chóng và đáng tin cậy.

     

    Ứng dụng của mã vạch trong các ngành công nghiệp

    Mã vạch có ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về cách mã vạch được sử dụng trong các ngành:

    Ngành sản xuất

    • Theo dõi sản phẩm, linh kiện trong quy trình sản xuất: Gắn trên từng sản phẩm, linh kiện để quản lý tiến độ và truy xuất nguồn gốc.
    • Tích hợp với hệ thống quản lý sản xuất: Đồng bộ với phần mềm quản lý sản xuất, giúp cải thiện hiệu quả sản xuất.
    • Cải thiện hiệu quả sản xuất và giảm sai sót: Rút ngắn thời gian xử lý, tra cứu và tăng năng suất sản xuất đồng thời gia tăng mức độ chính xác

    Đọc thêm: Ứng dụng của mã vạch trong ngành sản xuất

    Ứng dụng mã vạch trong ngành sản xuất

    Ngành điện, điện tử

    • Quản lý tài sản, theo dõi vòng đời sản phẩm: Mã vạch được sử dụng để quản lý, theo dõi tình trạng và vòng đời của các tài sản, thiết bị.
    • Tăng tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc: Thông tin giải mã từ mã vạch giúp xác định và tra cứu thông tin nhanh chóng, rõ ràng.
    • Đóng vai trò tiên quyết trong tiến trình lắp đặt tự động từ nhận diện, xác định vị trí và ghi nhận thông tin

    Đọc thêm: Tem nhãn phù hợp cho ngành Điện - Điện tử

    Ứng dụng mã vạch trong ngành điện tử

    Ngành y tế

    • Theo dõi hồ sơ bệnh án, quản lý dược phẩm: Mã vạch được gắn trên hồ sơ bệnh án, toa thuốc, túi máu... giúp theo dõi và quản lý thông tin bệnh nhân, tình trạng dược phẩm.
    • Kiểm soát nguồn cung và phân phối trang thiết bị y tế: Mã vạch được sử dụng để quản lý tồn kho và theo dõi sự di chuyển của các trang thiết bị y tế.
    • Nâng cao chất lượng dịch vụ và an toàn bệnh nhân: Việc ứng dụng mã vạch giúp giảm thiểu sai sót, nâng cao độ chính xác và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế.

    Đọc thêm: Ứng dụng của mã vạch trong ngành Y tế

    Ứng dụng của mã vạch trong ngành y tế

    Ngành chế biến thực phẩm

    • Truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng: Thông tin về sản phẩm luôn có thể được truy xuất lại nhờ vào mã vạch
    • Giám sát vận chuyển và giảm thiểu sai sót cho Doanh nghiệp
    • Dễ dàng nắm bắt thông tin về thành phần dinh dưỡng, khuyến nghị và xuất xứ đối với khách hàng

    Đọc thêm: Những điều bạn cần biết về tem nhãn thực phẩm

    Ứng dụng mã vạch trong ngành thực phẩm

    Ngành vận chuyển và logistics

    • Quản lý lô hàng, theo dõi lộ trình vận chuyển: Mã vạch trên nhãn dán, vận đơn giúp theo dõi trạng thái và lộ trình vận chuyển.
    • Tích hợp với hệ thống quản lý chuỗi cung ứng: Thông tin trong mã vạch được chia sẻ với các đơn vị trong chuỗi cung ứng, giúp tăng tính minh bạch và hiệu quả.
    • Giảm sai sót và tăng tính minh bạch trong vận chuyển: Giảm thiểu các vấn đề như giao hàng sai địa chỉ, nhầm hàng đồng thời khách hàng có thể tự giám sát quá trình giao hàng
    Ứng dụng của mã vạch trong ngành xuất nhập khẩu

    Ngành bán lẻ và siêu thị

    • Quản lý tồn kho và thông tin sản phẩm: Quản lý số lượng hàng hóa, theo dõi nguồn gốc và vị trí sản phẩm trong kho
    • Thanh toán tự động tại quầy thu ngân: Tăng tốc quá trình thanh toán, giảm thiểu sai sót hoặc thanh toán tự động
    • Tích hợp với hệ thống quản lý bán hàng: Thông tin mã vạch được đồng bộ với phần mềm quản lý bán hàng, giúp theo dõi dữ liệu bán hàng một cách chính xác

    Đọc thêm: Những điều bạn cần biết về xu hướng quản lý kho 2024

    Ứng dụng của mã vạch

    Thách thức của việc triển khai hệ thống mã vạch

    • Chi phí đầu tư ban đầu: Để triển khai hệ thống mã vạch, người dùng cần đầu tư vào thiết bị đọc mã vạch, máy in mã vạch, tem nhãn và phần mềm quản lý. Chi phí này có thể là một rào cản cho các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân muốn áp dụng mã vạch vào hoạt động của mình.
    • An ninh và bảo mật dữ liệu: Tuy rằng việc triển khai hệ thống mã vạch mang lại rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, việc xử lý và lưu trữ dữ liệu sản phẩm và thông tin khách hàng nên được đặt trong trạng thái chủ động và ưu tiên.
    • Độ phức tạp của quá trình triển khai: Triển khai hệ thống mã vạch đòi hỏi kiến thức và kỹ năng kỹ thuật để cài đặt và cấu hình thiết bị đọc mã vạch, thiết kế và in tem nhãn, cũng như cài đặt phần mềm quản lý. Điều này có thể gây khó khăn cho những người không có kinh nghiệm hoặc không có sự hỗ trợ từ các chuyên gia. Liên hệ Ricoh IMS Vietnam để được tư vấn áp dụng mã vạch qua +84 28 3528 5252 hoặc [email protected]
    • Độ bền của mã vạch: Mã vạch có thể bị mờ, phai màu hoặc bị xóa dần theo thời gian. Nếu mã vạch không còn đọc được, việc truy xuất thông tin hoặc xác định nguồn gốc của sản phẩm sẽ gặp khó khăn. Điều này đòi hỏi ngoài sự đồng bộ khi triển khai hệ thống mã vạch, tem nhãn cũng cần đảm bảo chất lượng và phù hợp
    • Hạn chế trong môi trường làm việc: Trong môi trường có nhiệt độ cao, độ ẩm cao, bụi bặm hoặc các điều kiện làm việc khắc nghiệt, mã vạch có thể bị hư hỏng hoặc không đọc được đúng. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ngành công nghiệp như sản xuất, nông nghiệp hoặc y tế. Nhận tư vấn loại tem nhãn phù hợp ngay

    RICOH – Đối tác triển khi hệ thống mã vạch đáng tin cậy

    Theo VDC Research, “27% doanh nghiệp cho rằng sự không tương thích giữa hệ thống mới và cũ là rào cản đáng kể và 28% doanh nghiệp nhận thấy vấn đề đào tạo nhân viên là thách thức lớn trong việc triển khai hệ thống mã vạch”. Có thể thấy việc chọn lựa được đối tác có chuyên môn và uy tín là một sự khởi đầu hoàn hảo khi áp dụng công nghệ mã vạch.

    Thấu hiểu được những rào cản đó, Ricoh mang đến cho bạn những giải pháp toàn diện tin cậy và nhanh chóng nhờ những thế mạnh như:

    • Cung cấp giải pháp toàn diện, sản phẩm chất lượng đã được công nhận bởi thị trường.
    • Lắp đặt triển khai trực tiếp
    • Dịch vụ chăm sóc khách hàng lâu dài
    • Đội ngũ kĩ thuật viên, tư vấn viên giàu kinh nghiệm chuyên thực hiện các dự án triển khai hệ thống toàn diện.

    Kết luận

    Mã vạch là công nghệ quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Sự phổ biến và tính tiện lợi của mã vạch đã mang lại nhiều lợi ích cho các ngành công nghiệp, tăng cường sự chính xác, hiệu suất và sự hài lòng của khách hàng.

    Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ mã vạch cũng cần đảm bảo một số điều kiện và yêu cầu nhất định để đạt được hiệu quả vận hành cao nhất.


    Bạn có muốn ứng dụng hệ thống nhận diện bằng mã vạch?

    Liên hệ Ricoh ngay để tư vấn tận tình bởi đội ngũ chuyên viên dày dạn kinh nghiệm

    LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN


    Ricoh Logo

    Yêu cầu tư vấn

    Bạn đã sẵn sàng thiết lập hệ thống quản lý bằng mã vạch chưa?

    Liên hệ ngay

    Bài viết đề xuất dành cho bạn

    Những điều cần nắm về quản lý kho 2024
    Bài viết

    Những điều cần biết về quản lý kho năm 2024

    Xu hướng, Định nghĩa và Phương pháp quản lý kho chuẩn 2024

    TTR vs DT

    In nhiệt trực tiếp hay In truyền nhiệt nên chọn loại nào?

    Bài viết này sẽ từng bước giải đáp từng thắc mắc của bạn về công nghệ in nhiệt

    In nhiệt và in laser

    Chọn in nhiệt hay in laser để in tem nhãn mã vạch?

    Hầu hết, trong mỗi công ty đều có ít nhất một chiếc máy in laser để sử dụng trong các hoạt động in ấn thường nhật. Vì vậy, khi nghĩ đến việc in nhãn, hầu hết đều sẽ cân nhắc sử dụng máy in laser. Tuy nhiên, máy in nhiệt chuyên dùng cho in nhãn có những đặc tính nổi bật về tốc độ in và giảm thiểu các vấn đề gây trì trệ như giấy cuốn vào thân máy hoặc dính keo. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về hai phương pháp in, cũng như ưu, nhược điểm để bạn có lựa chọn phù hợp.