Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới, với liều dùng chỉ từ 23mg/kg(1) trọng lượng cơ thể có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Thêm vào đó, việc xử lý phế phẩm của Phenol không đúng cách sẽ để lại hậu quả lâu dài cho môi trường.
Và vì phenol cũng là một thành phần quan trọng trong sản xuất nguyên liệu in truyền nhiệt như ruy băng mực và tem nhãn nên trong bài viết này Ricoh sẽ cùng bạn tìm hiểu về Phenol và tại sao Sử dụng các sản phẩm Phenol Free đang trở thành xu hướng mới hiện tại. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết này.
(1) WHO, WHO, IARC Monographs Volume 71, 1999
Phenol là gì? Ứng dụng của phenol trong công nghiệp sản xuất tem nhãn
Phenol là một hợp chất hữu cơ thơm có công thức hóa học là C6H5OH, lần đầu tiên được phát hiện nhờ chiết xuất từ dầu mỏ. Được ứng dụng trong ngành sản xuất bao bì, đóng gói và là thành phần quan trọng trong lớp nhạy nhiệt của tem nhãn. Dưới đây là vai trò của Phenol:
- Dùng làm lớp phủ bảo vệ bề mặt cho tem nhãn
- Tạo thành phần màu sắc hoặc mực in trên tem nhãn
- Cấu thành hợp chất gắn kết trong giấy, nhựa tổng hợp làm tem nhãn
Sở dĩ Phenol đóng vai trò quan trọng như vậy trong công nghệ sản xuất tem nhãn vì một số lý do như sau:
- Chất độn : Để tạo ra hiệu ứng chuyển nhiệt cần thiết, khi mực in chứa phenol được làm nóng bởi đầu in nhiệt, phenol sẽ bay hơi và khuếch tán vào lớp nhận nhiệt của giấy/nhãn, tạo ra hình ảnh in.
- Tăng độ nhám và bám dính: Phenol cũng được pha trộn vào mực in để tăng độ nhám và khả năng bám dính của mực lên bề mặt nhãn decal hoặc giấy giúp chất lượng in ấn rõ nét, sắc nét hơn.
- Chất làm mềm: Trong mực in dựa trên nền nhựa tổng hợp, phenol đóng vai trò chất làm mềm để tăng tính dẻo dai và linh hoạt của mực khi in, tránh bị nứt hay rạn sau khi in và tăng tuổi thọ của tem nhãn.
- Độ bền màu, chống mài mòn: Phenol cũng được sử dụng để cải thiện khả năng giữ màu và chống mài mòn của mực in khi in trên nhiều loại bề mặt khó in như nhựa tổng hợp.
- Chi phí thấp: Chi phí khá rẻ thích hợp để sử dụng làm phụ gia trong quá trình sản xuất tem nhãn và mực in nhiệt
Một số hợp chất gốc phenol được sử dụng trong quá trình sản xuất tem nhãn:
Hợp chất | Công dụng |
Nhựa phenol-formaldehyd (Bakelite) | Phủ lên bề mặt tem nhãn giúp tem cứng, chống mài mòn, chống thấm nước |
Chất gắn kết phenol-resin | Giúp liên kết các lớp giấy, bìa cứng làm thành tem nhãn |
Bisphenol A (BPA) | Làm lớp phủ hoặc cấu thành vật liệu tem nhãn. Đọc thêm về BPA |
Alkylphenol ethoxylates (APEs) | Chất nhũ hóa, chất làm dầy, chất tẩy rửa trong sản xuất mực in, lớp phủ cho tem nhãn |
Trishydroxyphenylpropan (THPP) | Sản xuất nhựa phenol-formaldehyd chịu nhiệt cao làm lớp vật liệu chống cháy cho tem nhãn |
Bisphenol S (BPS) | Hợp chất được sử dụng để thay thế cho Bisfenol A làm lớp phủ bề mặt, Tăng độ nhớt, độ bám dính cho mực in phun & mực in offset |
Phenol ảnh hưởng thế nào đến Sức khỏe & Môi trường?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phenol có thể gây một số triệu chứng như:
- Tác động lên da: Phenol có khả năng gây kích ứng da. Tiếp xúc với phenol có thể gây cháy nám, viêm da và sưng tấy.
- Tác động lên hệ hô hấp: Hít phải phenol trong không khí có thể gây viêm màng niêm mạc họng và phổi.
- Tác động lên hệ tiêu hóa: Nếu nuốt phải phenol, có thể gây đau bụng, buồn nôn và nôn mửa.
- Tác động lên hệ thần kinh: Phenol có thể gây tác động lên hệ thần kinh, gây chói mắt, chói tai và chói mũi.
- Tác động lên hệ tim mạch: Phenol có thể gây tác động lên hệ tim mạch, gây tăng nhịp tim và huyết áp.
Ngoài tác hại đối với sức khỏe con người, phenol còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước thải công nghiệp từ các nhà máy chứa phenol sẽ đầu độc nguồn nước ngầm và hệ sinh thái thủy sinh. Sự xuất hiện của phenol trong không khí cũng góp phần gây mưa axit, sương mù ô nhiễm và mất cân bằng nitơ trong đất.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Boston mới đây cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa phơi nhiễm phenol trong thời gian dài với nguy cơ mắc các bệnh ung thư, suy giảm chức năng tuyến giáp và thậm chí gây ra dị tật bẩm sinh.
Một số yêu cầu, quy định về phenol tại Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc
Quốc gia | Lĩnh vực | Quy định | Giới hạn |
Việt Nam | Nước sinh hoạt | QCVN 01:2009/BYT | 0,001mg/l |
Nước thải công nghiệp | QCVN 40:2011/BTNMT | 0,5mg/l | |
Đồ chơi trẻ em | QCVN 16:2020/BCT | 30mg/kg | |
Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm | QCVN 12-1:2011/BYT | 0,05mg/kg | |
Hoa Kỳ | Nước uống | EPA | 0,001mg/l |
Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm | FDA | 0,05mg/kg | |
Châu Âu | Vật liệu và đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm | EU 10/2011 | 0,05mg/kg |
Nhật Bản | Nước sinh hoạt | MHLW | 0,005mg/l |
Trung Quốc | Nước uống | GB5749 | 0,002mg/l |
Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm | GB9685 | 0,05mg/kg | |
ASEAN | Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm | Annex 2/3/ASEAN FCMR ACCSQ | 0,05mg/kg |
Có thể thấy, tại Việt Nam và hầu hết các thị trường xuất khẩu quan trọng như: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và ASEAN đều có những quy định rất rõ ràng, đặc biệt đối với giới hạn di chuyển phenol trong vật liệu & đồ dùng tiếp xúc với thực phẩm là 0,05mg/kg.
Xử lý các phế phẩm có chứa phenol
- Tính chất độc hại cao: gây hại cho sức khỏe người xử lý nếu xử lý không đúng cách.
- Khó phân huỷ: Phenol là hợp chất hữu cơ bền, khó phân huỷ hoàn toàn bằng các quá trình sinh học thông thường.Nó có khả năng tồn tại lâu dài trong môi trường.
- Rủi ro rò rỉ cao: Phenol dễ tan trong nước, nếu rò rỉ có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước ngầm và mặt đất.
- Đòi hỏi công nghệ xử lý đặc biệt: Các phương pháp xử lý như đốt ở nhiệt độ cực cao, phản ứng oxi hóa, chôn lấp đặc biệt tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại đều đòi hỏi công nghệ cao, cơ sở hạ tầng chuyên dụng và chi phí lớn.
- Nguồn nhân lực chuyên môn: Xử lý chất thải nguy hại cần nguồn nhân lực có chuyên môn cao về an toàn lao động và kỹ thuật xử lý.
Chính bởi vậy, việc sử dụng/chuyển đổi dần sang các vật liệu đóng gói & dán nhãn có tiêu chuẩn phenol thấp hoặc đạt chuẩn Phenol Free sẽ là xu hướng tất yếu trong những năm tới đây.
Vậy Phenol Free là gì? Và giải pháp đóng gói & dán nhãn nào doanh nghiệp nên tiếp cận để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang những thị trường tiềm năng?
Phenol Free là gì?
Tiêu chuẩn “Phenol Free” tạm dịch là “Không chưa phenol” là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các sản phẩm không chưa hoặc chỉ chứa hàm lượng phenol cực kỳ thấp , thường dưới ngưỡng giới hạn quy định.
Tiêu chuẩn “Phenol Free” thường được áp dụng cho:
- Vật liệu đóng gói, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nước uống.
- Đồ dùng sinh hoạt như dụng cụ nhà bếp, đồ chơi trẻ em.
- Mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân.
- Sản phẩm vệ sinh, tẩy rửa dùng trong gia đình.
- Sơn, Vecni sử dụng trong nhà ở.
Trong lĩnh vực bao bì đóng gói & dán nhãn, Phenol Free đươc sử dụng để chỉ các sản phẩm không chứa các hợp chất như BPA, BPS, …Và các hợp chất có gốc phenol khác
Tại sao doanh nghiệp nên lựa chọn vật liệu đóng gói và dán nhãn đạt tiêu chuẩn Phenol Free?
- Điều đầu tiên có thể thấy đó là Đáp ứng yêu cầu quy định của thị trường xuất khẩu như phần trên có đề cập
- Một quy trình sản xuất đạt chuẩn Phenol Free giúp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, vì xu hướng tiêu dùng hiện nay là ưu tiên các sản phẩm An toàn cho sức khỏe và Thân thiện với môi trường
- Đảm bảo sức khỏe cho người dùng và chung tay xây dựng một môi trường bền vững
- Cuối cùng là sau nhiều bài học về các trường hợp bị gởi trả/hủy hàng hóa trong quá khứ. Việc áp dụng chuẩn Phenol Free giúp giảm thiểu rủi ro khiếu nại về vấn đề vượt ngưỡng phenol cho phép tại các thị trường khó tính
Tại sao Tem nhãn được phát triển bởi Ricoh phù hợp với tiêu chuẩn Phenol Free?
Tại Ricoh, chúng tôi cam kết tất cả các sản phẩm luôn được kiểm soát hàm lượng hóa chất độc hại theo tiêu chuẩn quốc tế. Với mục tiêu hướng đến một xã hội bền vững và nền kinh tế tuần hoàn, bằng cách thay thế các hợp chất Phenolic chứa thành phần tạo màu trong lớp nhạy nhiệt bằng vật liệu khác có độ an toàn cao cao hơn, Ricoh tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Phenol Free.
Lợi ích khi sử dụng giải pháp tem nhãn từ Ricoh:
- Đáp ứng các quy định của thị trường bằng các chứng chỉ: Phenol Free, BPA Free, MSDS, REACH, Halogen, FSC, …
- An toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường,
- Giới hạn chịu nhiệt từ -40°C đến 90°C
- Khả năng lưu trữ thông tin lâu dài từ 5 - 22 năm
- Tùy chỉnh kích thước theo yêu cầu và giao hàng nhanh chóng nhờ có nhà máy tại Việt Nam
Giải pháp tem nhãn chuẩn Phenol Free đến từ Ricoh
Như đã có đề cập trước đó trong bài viết về BPA, Ricoh thấu hiểu nhu cầu của doanh nghiệp trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Một số sản phẩm đạt chứng chỉ Phenol Free:
Ứng dụng | Mã sản phẩm | Tính năng nổi bật |
Tem dán thùng carton Tem thực phẩm Tem thành phần | 135LA-1 W2-ST2 |
|
Tem dùng trong y tế Tem thực phẩm Tem kho lạnh | 150LA-1 W2-CL2 |
|
Tem kho vận Tem quy trình Tem thực phẩm | 150LA-1 W2-RE S (liên hệ) |
|
Tem dán thùng carton Tem thực phẩm Tem thành phần | 150LA-1 W2-RE S (liên hệ) |
|
Kết luận
Trong xu thế toàn cầu hóa và chuyển đổi xanh, các quy định và tiêu chuẩn về hạn chế sử dụng phenol sẽ ngày càng siết chặt hơn nữa. Chính vì lẽ đó, các vật liệu đạt chuẩn Phenol Free như tem nhãn của Ricoh sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm mặt nhất và sẽ trở thành giải pháp vượt trội cho các doanh nghiệp trong quy trình đóng gói và dán nhãn
Với chất lượng hàng đầu và giá cả hợp lý cùng cam kết đồng hành với những yêu cầu khác của từng doanh nghiệp, Ricoh tự tin trở thành đối tác đáng tin cậy cho doanh nghiệp của bạn. Liên hệ ngay Ricoh IMS Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời qua email: [email protected] và hotline +84 28 3528 5252
Bạn muốn sử dụng tem nhãn đạt chuẩn Phenol Free?
Liên hệ ngay với chuyên viên của chúng tôi để được tư vấn và nhận mẫu thử tem nhãn in nhiệt trực tiếp đạt chuẩn Phenol Free ngay nhé!
Liên hệ ngayRecommended resources for you
Những điều cần biết về quản lý kho năm 2024
Xu hướng, Định nghĩa và Phương pháp quản lý kho chuẩn 2024
In nhiệt trực tiếp hay In truyền nhiệt nên chọn loại nào?
Bài viết này sẽ từng bước giải đáp từng thắc mắc của bạn về công nghệ in nhiệt